Vương quốc Imereti Phục_bích_tại_Gruzia

Alexander II

Năm 1478, Bagrat II qua đời, con trai Alexander II trở thành vua Georgia, ban đầu cai trị cả hai vùng là: Imericia ở phía tây và Karthli ở phía đông.[82] Nhưng ngay trong năm đó, Alexander II bị trục xuất khỏi vương quốc bởi một đối thủ đáng gờm, Constantine II.[83] Alexander II đành lui về miền sơn cước, gây dựng lực lượng tại các tỉnh miền núi phía tây của RachaLechkhumi chờ thời cơ và phục hồi.[84] Năm 1483, Constantine II bị đánh bại bởi Qvarqvare II của Samtskhe trong trận chiến Aradeti, Alexander II tranh thủ tình hình đã đem binh xâm nhập và định cư tại Imereti, ông tuyên bố phục vị nhưng lại đánh mất Kutaisi với Constantine II vào năm 1484.[85] Năm 1488, Alexander II lại được hưởng lợi bởi cuộc xâm lược từ phía Turkmen Ak Koyunlu của Karthli, ông lập tức nhảy lên nắm quyền kiểm soát Imereti lần thứ ba.[86] Năm 1491, sau nhiều năm giằng co quyết liệt bất phân thắng bại, Constantine II buộc phải công nhận đối thủ của mình là một chủ quyền độc lập, và mệnh lệnh của ông ta chỉ giới hạn ở Karthli.[87]

Năm 1588, Rostom được đưa lên ngai vàng thông qua sự hỗ trợ của Mamia IV Dadiani (quân chủ của Mingrelia), người đã phế truất vua Leon của Imereti.[88] Tuy nhiên, chính quyền của Rostom đã bị từ chối bởi Giorgi II Gurieli (quân chủ của Guria), người đã thuê một lực lượng Ottoman để truất ngôi nhà vua và ủng hộ Bagom IV, người họ hàng của Rostom.[89] Rostom chạy trốn đến Mingrelia, từ đó ông tiếp tục đấu tranh cho vương miện, lợi dụng tình hình này, Simon I của Karthli kéo quân xâm nhập và đưa phần lớn Imereti dưới quyền kiểm soát của ông ta.[90] Rostom được Manuchar I Dadiani hỗ trợ, ông thẳng thừng từ chối tối hậu thư của Simon I, ông đã đánh bại Simon I tại Opshkviti và hất cẳng ông này khỏi Imereti năm 1590.[91] Rostom tuy phục hồi làm vua của Imereti, ông làm hòa với Simon I, nhưng quyền lực của ông chỉ có trên danh nghĩa, nó được nắm giữ một cách hiệu quả bởi một élite quý tộc, đặc biệt là hoàng tử Mingrelia.[92]

Năm 1660, Bagrat V đã trở thành quân chủ Imereti sau cái chết của cha mình, người mẹ kế có ảnh hưởng của ông là Darejan đã bắt ông cưới cô cháu gái Ketevan.[93] Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, Darejan lại yêu cầu Bagrat V phải bỏ vợ để cưới bà ta, trước sự từ chối của nhà vua, Darejan đã bắt giữ rồi phế truất ông.[94] Sau đó, Darejan tái hôn với một quý tộc tầm thường là Vakhtang Tchutchunashvili, và ông này được đưa lên ngôi vua.[95] Động thái đó đã thu hút nhiều quý tộc vào phe đối lập, họ tranh thủ sự ủng hộ của đế quốc Ottoman và Mingrelian, kết quả họ khôi phục Bagrat vào năm 1661, còn Darejan và Vakhtang Tchutchunashvili bị đày đến Akhaltsikhe (thuộc tỉnh Gruzia) nằm trong cương vực Thổ Nhĩ Kỳ.[96] Việc phục bích của Bagrat V lần thứ nhất lại quá ngắn ngủi, chỉ được khoảng nửa năm thì có biến, Vakhtang V của Karthli tổ chức hành quân đến Imereti, đánh bại ông để đưa con trai của mình là Archil lên thay thế.[97] Hành động này đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ chính phủ Ottoman, những gì mà họ coi là một vụ đột nhập lấy cảm hứng từ Ba Tư vào vùng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, một tối hậu thư của Thổ Nhĩ Kỳ đã sớm nhận được ở Isfahan.[98] Người Ottoman đe dọa tuyên bố chiến tranh nếu Vakhtang V vẫn cố tình duy trì con trai mình trên ngai vàng miền tây Georgia, Vakhtang V đã buộc phải triệu hồi Archil từ Kutaisi về nước vào năm 1663 và khôi phục lại vị vua chính nghĩa Bagrat V.[74] Năm 1668, Bagrat V một lần nữa bị nhóm của Darejan truất ngôi với sự hỗ trợ quân sự của pasha of Akhaltsikhe, Vakhtang Tchutchunashvili trở thành vua Imereti lần thứ hai.[79] Tuy nhiên, cả Darejan và Vakhtang Tchutchunashvili đã sớm bị sát hại, và Bagrat V đòi lại vương miện vào năm 1669.[99] Những sự kiện này đã được mật thám của hoàng gia ở Tbilisi, miền đông Georgia theo dõi chặt chẽ, vua Vakhtang V của Karthli, người hợp tác với các bá chủ Ba Tư cho phép ông ta đưa toàn bộ miền đông Georgia dưới quyền của mình, vận động ở Imereti và trao vương miện cho con trai Archil làm vua Imereti năm 1678.[100] Tuy nhiên, dưới áp lực của đế quốc Ottoman, sớm nhớ lại tối hậu thư lần trước từ Kutaisi, và Bagrat V đã được phục bích trên ngai vàng một lần nữa vào năm 1679.[101]

Năm 1660, Vakhtang Tchutchunashvili lên làm vua sau khi kết hôn với Thái hậu Darejan (mẹ kế của vua Bagrat V), nhưng chỉ một năm sau ông đã bị lật đổ bởi đế quốc Ottoman và Vameq III Dadiani của Mingrelian.[102] Vakhtang Tchutchunashvili cùng Darejan đã chạy trốn đến Akhaltsikhe (tỉnh Georgia do Ottoman nắm giữ), ông được phục hồi bởi pasha của Akhaltsikhe vào năm 1668, nhưng chưa đầy một năm sau, ông đã bị sát hại với vợ Darejan tại cung điện Kutaisi.[88]

Archil

Năm 1663, bởi áp lực từ đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, Archil buộc phải trả ngôi vua Imereti cho Bagrat V, ông chuyển qua Kakheti cai trị ở đây từ năm 1664 đến năm 1675.[103] Để có được sự đồng ý của Hoàng đế Ba Tư, Archil đã thắng thế, trở thành một người cải đạo trên danh nghĩa Hồi giáo, đảm nhận danh hiệu Shah-Nazar-Khan.[104] Năm 1675, phần lớn là do những mưu mô của đại tiểu thư Ba Tư Shaykh 'Ali Khan, Archil đã rời khỏi Kakheti, ông chạy sang vương quốc ngoài biên giới Thổ Nhĩ Kỳ là Akhaltsikhe, pasha Akhaltiskhe hứa sẽ trao vương miện của Imereti lần thứ hai cho ông.[105] Năm 1678, Archil sớm được tái lập ở Kutaisi với sự trợ giúp của pasha Akhaltiskhe, mặc dù không có sự đồng ý của Sublime Porte, nhưng các đặc vụ Ottoman đã xử tử pasha Akhaltiskhe và phế truất Archil vào năm 1679.[106] Archil trốn sang đế quốc Nga, nhưng không được phép tới Moscow cho đến năm 1686, tiếp đó được anh trai của mình là vua George XI của Karthli khuyến khích, Archil trở về Georgia vào năm 1690 và đã thành công trong việc giành lại vương triều Imereti, nhưng ông lại bị giới quý tộc địa phương phế truất một lần nữa vào năm 1691.[107] Trong vài năm sau đó, Archil đã thực hiện một số nỗ lực để giành lấy vương miện, tiến hành một cuộc chiến tranh du kích chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ và phe đối lập quý tộc do gia đình Abashidze lãnh đạo, ông tranh thủ việc Alexander IV bị cha vợ đảo chính đã đưa quân vào Imereti để lên ngôi lần thứ ba năm 1695.[108] Cũng như những lần trước, chỉ hơn một năm Archil lại bị trục xuất vào năm 1596 bởi George V, ông cố gắng giành lại chính quyền lần thứ tư vào năm 1698, ông đánh bại George V nhờ sự giúp đỡ của Shoshita (công tước xứ Rachakhi), nhưng chính quyền của ông cũng chỉ như tia chớp vừa loé sáng đã nhanh chóng vụt tắt.[109] Cuối cùng, Archil đã từ bỏ hy vọng tái lập chính mình ở Imereti, và vào năm 1699, một lần nữa vượt qua dãy núi Kavkaz đến Nga, nơi ông định cư ở Vsesviatskoye gần Moscow đến hết đời.[110]

Năm 1681, Alexander IV được phóng thích khi đang làm con tin ở Karthli, ông vừa lên ngôi sau cái chết của cha mình Bagrat V thì đã bị lật đổ, người thực hiện việc này là George III của Guria.[111] Tuy nhiên, Alexander IV có được sự hậu thuẫn từ phía George XI của Karthli và các quý tộc Imereti nên đã bảo đảm sự công nhận của đế quốc Ottoman cho ông, do vậy Alexander IV lại trở về vị trí ở Imereti sau khi hạ bệ George III năm 1683.[112] Để thoát khỏi quyền bá chủ của đế quốc Ottoman, Alexander IV chuyển lòng trung thành của mình sang Safavidah Suleiman I của Ba Tư năm 1689, ông đã bị người Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất sang Karthli vào tháng 8 năm 1690.[113] Năm 1691, thông qua sự hòa giải từ phía Erekle I của Karthli và chính phủ Ba Tư, Alexander IV đã được phục hồi ở Imereti sau một năm vô chính phủ, ông tại vị cho đến lúc bị truất ngôi bởi các quý tộc do chính cha vợ của mình là Giorgi-Malakia Abashidze chủ mưu.[98]

Mamia Đại đế Gurieli

Năm 1701, công tước Mamia Đại đế Gurieli của Guria được cha vợ Giorgi-Malakia Abashidze hỗ trợ đã lên cầm quyền tại Imereti sau vụ ám sát Simon.[114] Nhưng ngôi vị của ông chỉ có trên danh nghĩa, Giorgi-Malakia Abashidze kiểm soát các lĩnh vực hoàng gia, doanh thu và quý tộc, trong khi Mamia Đại đế Gurieli phải bán các đối tượng Guria của mình làm nô lệ để đáp ứng các chi phí của chính ông.[115] Cuối năm đó, Mamia Đại đế Gurieli cảm thấy không chịu nổi sự áp chế, ông buộc phải thoái vị để nghỉ ngơi với công quốc Guria, còn Giorgi-Malakia Abashidze trở thành vua của Imereti và do đó, là một bá chủ của cả Guria lẫn Mingrelia.[116] Năm 1701, Giorgi-Malakia Abashidze bị lật đổ sau một cuộc nổi dậy của các quý tộc, để ủng hộ vị vua Bagrationi chính nghĩa George VII, Giorgi-Malakia Abashidze đã lánh nạn ở Tbilisi, nương nhờ Vakhtang VI của Karthli.[117] Sự cai trị tham nhũng của George VII sớm trở nên không khoan dung đối với người Imereti, vào tháng 10 năm 1711, Mamia Đại đế Gurieli nhờ sự bảo đảm ủng hộ của các quý tộc: Mingrelia, RachaLechkhumi đã tái lập mình với tư cách là vua của Imereti, để lại Guria cho người con trai Giorgi IV Gurieli, George VII chạy sang Vakhtang VI của Karthli.[118] Tháng 6 năm 1712, George VII bí mật trở lại xâm chiếm quận Argveti, đánh bại Mamia Đại đế Gurieli tại Chkhari, qua đó lên ngôi lần thứ hai.[119] Mamia Đại đế Gurieli trốn đến Racha và sau đó đến Karthli, nơi đây ông được con trai của Vakhtang VI là Bakar I cưu mang, bố trí nơi cư trú tại Tskhinvali.[120] Vào tháng 11 năm 1713, Mamia Đại đế Gurieli phối hợp cùng với Dadiani (công tước của Racha), Giorgi Abashidze và Lechkhumian, đánh bại vua George VII tại Kutaisi và buộc ông này phải chạy đến Akhaltsikhe.[121] Nhưng Mamia Đại đế Gurieli chết bất ngờ một cách bí ẩn hai tháng sau đó, vào ngày 5 tháng 1 năm 1714, như vậy George VII được phục hồi một lần nữa.[122]

George VII

Năm 1711, George VII phải chạy sang Vakhtang VI của Karthli nhờ vả, bởi Mamia Đại đế Gurieli trở lại ngai vàng.[123] Năm 1712, George VII đã trở lại đòi quyền lực, đánh bật Mamia Đại đế Gurieli ra khỏi Imereti. Năm 1713, Mamia Đại đế Gurieli tái chiếm Imereti, George VII phải chạy đến Akhaltsikhe.[124] Năm 1714, Mamia Đại đế Gurieli đột ngột qua đời, George VII thừa cơ kéo quân về Imereti đăng cơ lần thứ ba.[119] Năm 1716, George VII lại mất ngôi bởi các quý tộc nổi loạn do Bezhan Dadiani (Hoàng tử Mingrelia) và Hoàng tử Zurab Abashidze lãnh đạo, ông phải lưu vong đến Constantinople, George IV của Guria được mời lên ngôi vua.[125] George VII đã thành công trong việc thu hút sự ủng hộ của Ottoman, ông giành lại vương miện vào năm 1719, George IV phải tháo chạy về Guria.[79] Tuy nhiên, triều đại của ông đã được chứng minh là ngắn ngủi, vào tháng 2 năm 1720, ông bị ám sát bởi những kẻ âm mưu do Hoàng tử Simon Abashidze đứng đầu.[126]

Năm 1719, George IV Gurieli thất bại khi George VII được người Thổ Nhĩ Kỳ ủng lập đưa trở lại ngôi vị.[127] Năm 1720, lợi dụng tình hình George VII bị ám sát, George IV Gurieli đưa quân vào chiếm đóng Imereti.[128] Ba tháng sau, Alexander V đem theo một biệt đội phụ trợ Thổ Nhĩ Kỳ, tấn công quyết liệt vào Imereti, George IV Gurieli không chống nổi đành chịu mất ngôi vua lần thứ hai, ông bỏ chạy về Guria.[129]

Năm 1738, Alexander V gửi Đức cha Timothy Gabashvili đến Petersburg của đế quốc Nga, với dự án hành động chung chống lại đế chế Ottoman.[130] Tuy nhiên, hiệp ước Nga La Tư-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1739 khiến sứ mệnh ngoại giao đó trở nên vô dụng, phẫn nộ trước yêu cầu này với chính phủ Nga, đế quốc Ottoman đã tài trợ cho một cuộc đảo chính đã phế truất Alexander V để ủng hộ anh trai ông George IX lên ngôi vào năm 1741.[131] Hoàng đế Ba Tư Nadir Shah đã sớm lấy lại lãnh thổ của Alexander V và phản đối với chính phủ Ottoman vì hành động này vào năm 1742, George IX phải sống lưu vong từ cha vợ George Lipartiani đến Mingrelia, mãi sau này ông ta được phép trở lại Imerezia dưới triều đại của cháu trai Salomone I "vĩ đại".[132] Alexander V tuy được phục hồi, nhưng lại phải đối mặt với một cuộc nổi dậy cục bộ mới vào năm 1746, lần này do anh trai Mamuka của ông (người cai trị như một vị vua đối địch ở một số vùng của Imereti) khởi xướng, Alexander V phải bỏ chạy tìm kiếm sự hẫu thuẫn từ các địa phương khác, cuộc chiến kéo dài cho đến khi chiến tranh huynh đệ kết thúc với chiến thắng của ông năm 1749 với sức hỗ trợ từ đế quốc Thỗ Nhĩ Kỳ.[133]

Solomon I "vĩ đại"

Năm 1752, Solomon I "vĩ đại" lên ngôi sau cái chết của cha mình, vua Alexander V.[134] Ngay lập tức phe đối lập quý tộc đã tổ chức một cuộc đảo chính, Solomon I "vĩ đại" phải bỏ chạy khỏi kinh đô nhưng đã nhanh chóng giành lại vương miện chỉ trong vài ngày khi phiến quân chưa kịp bầu vua mới, ông bắt đầu một chương trình cải cách nhằm ổn định vương quốc bị xé nát bởi các cuộc nội chiến kinh niên.[135] Người Ottoman coi Imereti là phạm vi ảnh hưởng của họ, đã gửi trong một đội quân sang tấn công, nhưng Solomon I "vĩ đại" đã thành công trong việc huy động các quý tộc của mình xung quanh, ông đánh bại quân xâm lược tại trận Khresili năm 1757.[136] Các cuộc đột kích Ottoman tiếp tục tiếp diễn vào những năm 1760, cho đến khi họ đẩy lui Solomon I "vĩ đại" khỏi thủ đô của ông tại Kutaisi vào năm 1765 và đặt người anh em họ của Solomon I "vĩ đại", Teimuraz lên ngai vàng.[137] Năm 1768, Solomon I "vĩ đại" tìm cách quay trở lại nhưng chỉ được một phần nhỏ đất đai, vương quốc của ông vẫn bị người Thổ chiếm đóng.[138] Tháng 5 năm 1769, Solomon I "vĩ đại" đã đi đến Tbilisi để gặp Heraclius II (người họ hàng của ông đang làm vua ở Karthli và Kakheti) để liên minh, hai vị vua quyết định yêu cầu năm trung đoàn Nga và tham gia cuộc chiến với Đế quốc Ottoman để đổi lấy sự đảm bảo rằng lợi ích của Gruzia sẽ được bảo vệ trong thỏa thuận hòa bình giữa Nga La Tư và Thổ Nhĩ Kỳ.[139] Người Nga đã phái một lực lượng nhỏ dưới quyền tướng Gottlieb Heinrich Totleben, kết quả họ đã giúp Solomon I "vĩ đại" phục hồi Kutaisi vào tháng 8 năm 1770, Teimuraz bị bắt nhốt vào tù cho đến chết.[140]

Solomon II

Năm 1789, vua The Kakhetian nhỏ (người cai trị Karthli và Kakheti) đã gửi quân đội của mình vào Imereti giúp đỡ David-Solomon trục xuất David II vào Akhaltsikhe ở tỉnh Gruzia do Ottoman nắm giữ.[141] Năm 1790, ông trở lại với một lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và phế truất Solomon II, nhưng cuối cùng bị đánh bại và chạy trốn khỏi Imereti.[142] Sau đó, thông qua sự hòa giải của Heraclius, David II được phép trở lại Imereti và được ban cho một sự sốt sắng.[143] Trong khoảng thời gian từ 1792 đến 1794, David II đã cố gắng với lính đánh thuê Dagestan để giành lại vương miện, nhưng đã phải chịu một thất bại và rút lui khỏi Imereti, ông chết vì bệnh đậu mùa khi đang lưu vong tại Akhaltsikhe.[144]

Năm 1790, Solomon II bị người Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại, đồng nghĩa với việc David II phục tịch.[145] Nhưng cũng ngay trong năm đó, lực lượng trung thành với Solomon II đã đuổi được người Thổ Nhĩ Kỳ, giữ vững ngai vàng cho Solomon II.[146] Năm 1794, Solomon II lại đánh tan David II trong khi ông này cố gắng giành giật quyền lực lần thứ ba, David II phải bỏ chạy và chết trên đường lưu vong.[147]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phục_bích_tại_Gruzia http://fmg.ac/Projects/MedLands/GEORGIA.htm#Bagrat... http://www.georgianbiography.com/bios/r/rostom_ime... http://www.georgianbiography.com/bios/t/teimuraz1.... http://www.interfax-religion.com/?act=news&div=106... http://www.iranica.com/articles/v10f5/v10f504b.htm... http://www.iranica.com/articles/v10f5/v10f504h.htm... http://www.iranica.com/articles/v11f2/v11f2041.htm... http://www.librairiehistoire.com/ http://archive.wikiwix.com/cache/20110224010735/ht... http://archive.wikiwix.com/cache/?url=http://www.r...